Luật đá Penalty sân 7 chuẩn theo bóng đá phủi của Việt Nam
Từ lâu nay trào lưu bóng đá phủi luôn len lỏi qua khắp những ngõ ngách đường phố của Việt Nam. Bất kỳ nơi đâu những cậu bé đều biết tới đá bóng và cố gắng theo đuổi những trận bóng phủi. Bóng đá phủi có phần khá giống với bóng đá futsal hay bóng đá chuyên nghiệp 11 người. Nó đều có những quy tắc luật lệ giống nhau. Tuy nhiên hôm nay xoilac sẽ nhắc tới luật đá Penalty sân 7 thứ mà không phải người đá phủi nào cũng nắm rõ.
Tìm hiểu về bóng đá phủi
Hình ảnh khai mạc giải phủi lớn nhất Việt Nam với các nhà tài trợ nổi tiếng
Trước khi tìm hiểu về luật đá penalty sân 7 thì chúng ta hãy cùng xoilac tv nói qua về bóng đá phủi và tìm hiểu xem thế nào là bóng đá phủi nhé.
Bóng đá phủi đó là tên gọi thật sự mang đến sự bụi bặm sự dân giã của thứ bóng đá mà ai cũng có thể chơi. Đó là cách gọi rất vui miệng đến từ những cầu thủ phủi hay những người chơi thứ bóng đá này. Đây thường là những trận đấu hay giải đấu phong trào có trình độ nghiệp dư hay bán chuyên.
Dù có tên gọi là phủi cho vui mồm và gần gũi với những người chơi. Nhưng thực chất bóng đá phủi chính là bóng đá sân 7. Với 7 cầu thủ thi đấu trên sân và những giải đấu phủi thường được xuất hiện ngoài trời. Thi đấu trên mặt cỏ là những sân nhân tạo ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam. Đây chính là một hình thức bóng đá được sự ủng hộ của người dân cũng như số lượng tham gia cực kỳ đông đảo.
Dù tiền thân là những giải đấu nghiệp dư nhưng bóng đá phủi đã ngày càng lớn mạnh và đã tổ chức những giải đấu vô cùng chuyên nghiệp thu hút các cầu thủ nổi tiếng. Điển hình nhất là giải đấu HPL được tổ chức tại Hà Nội. Đây chính là một giải đấu phủi có cấp độ cao nhất toàn quốc với sự chuyên nghiệp của ban tổ chức. Đã có rất nhiều cầu thủ chuyên nghiệp đang thi đấu tại các câu lạc bộ bóng đá trên toàn quốc về tham dự giải đấu HPL.
Ví dụ điển hình nhất là cầu thủ nổi tiếng, quả bóng vàng của Việt Nam cũng đã tham gia những trận đấu của giải HPL trong màu áo của Tùng Anh FC. Với quy mô thi đấu cực kỳ chuyên nghiệp không thua kém gì những giải đấu bóng đá 11 chuyên nghiệp. Bóng đá phủi đang ngày củng cổ chỗ đứng thật vững chắc trong lòng người hâm mộ bóng đá.
Thông tin về luật đá penalty sân 7
Pha bay người của thủ môn trong một tình huống Penalty trên sân 7
Phía bên trên chúng ta đã hiểu rõ về bóng đá phủi hay còn gọi là bóng đá sân 7. Thế nhưng ít người vẫn còn chưa hiểu về luật lệ của sân chơi này đặc biệt là luật đá penalty sân 7.
Như đã biết thì bóng đá dù ở sân nào dù theo hình thức nào thì vẫn luôn có điểm giống nhau về luật lệ. Có khác thì chỉ khác ở những quy mô giải đấu hay số lượng cầu thủ trên sân và mặt sân thi đấu. Còn về luật lệ thi đấu thì phần lớn chúng đều rất giống nhau.
Luật đá penalty của sân 7 khá giống với sân 11 và sân futsal. Tất cả quy định của nó đều rất giống nhau. Cụ thể như việc bóng phải đặt ở vị trí đã quy định là chấm đá Penalty như sân 11. Tuy nhiên thì sân 7 có kích thước nhỏ hơn rất nhiều nên việc không có điểm đặt Penalty. Chính vì vậy mỗi khi có tình huống Penalty thì bóng sẽ được đặt của nơi xa nhất của vòng cấm, thường sẽ là nằm trên đỉnh của hình bán nguyệt. Vì hình bán nguyệt chính hình của vạch kẻ vòng cấm trong bóng đá phủi. Điểm đặt bóng sẽ nằm thẳng và chính diện với khung thành.
Điểm đặt bóng để thực hiện những quả penalty ở những sân phủi tiêu chuẩn thường có khoảng cách so với khung thành là 9m. Đây là một khoảng cách vừa đủ để có những cú sút hay các cầu thủ chạy đà thuận lợi.
Cũng như vợi luật đá penalty sân 11 thì luật đá penalty sân 7 yêu cầu các cầu thủ đều phải đứng ngoài vòng cấm và sau trái bóng. Chỉ có một cầu thủ được thực hiện cú sút và đối mặt duy nhất chính là thủ môn. Cầu thủ sẽ thực hiện cú sút khi có hiệu lệnh còi và sự cho phép của trọng tài.
Thủ môn trong luật đá penalty sân 7 cũng bắt buộc phải đứng 2 chân trong vạch vôi trắng trước gôn. Sau khi cú sút thực hiện, trái bóng có sự di chuyển thì mới được phép bỏ chân ra khỏi vạch vôi. Nếu những thủ môn sai phạm điều này sẽ bắt buộc phải đá lại quả penalty đó.
Những sự khác biệt của penalty sân 7 so với sân 5
Hình ảnh thường thấy của bóng đá sân 7
Mặc dù là luật đá penalty sân 7 và luật đá penalty sân 5 có vẻ giống nhau nhưng những quả penalty của sân 7 sẽ có phần khác so với sân 5. Hãy cùng trang xoilac tv tìm hiểu ngay nội dung sau để biết nhé!
Khoảng cách sút
Dù có diện tích sân là tương đối giống nhau không chênh lệch quá nhiều nhưng theo luật đá penalty sân 7 thì khoảng cách sút bóng so với khung thành là 9m, trong khi tại sân 5 khoảng cách là 6m.
Điều này cũng tạo nên những lợi thế như cầu thủ có thể có những góc sút mở hơn hay có tầm nhìn rộng hơn để quyết định đưa bóng về hướng nào. Tuy nhiên bất lợi sẽ đến khi các cầu thủ của sân 7 phải sút bóng ở khoảng cách xa hơn nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến sự chính xác trong mỗi cú sút.
Khung thành
Khung thành của bóng đá phủi
Khung thành chính là một sự khác biệt lớn so với sân 5. Đây chính là sự khác biệt rõ rệt nhất dẫn tới sự chính xác trong mỗi cú sút của sân 7 thường tốt hơn. Đó là khung thành có phần rộng hơn “kha khá” so với sân 5. Khoảng cách sút dù xa hơn chút nhưng khung thành là khá rộng nên các cú sút Penalty sẽ có những tỉ lệ thành công cao hơn.
Các cầu thủ sút bóng tốt sẽ dễ dàng đưa bóng đến những điểm chết trên khung thành, để không cho các thủ môn của sân 7 bất kỳ pha cản phá nào cho dù là những pha bay người đẹp nhất. Lợi dụng việc khung thành rộng hơn chính là cách để những pha penalty của sân 7 có tỉ lệ thành công tốt hơn so với sân 5.
Áp lực tâm lý
Đá Penalty luôn là một cuộc đấu trí giữa người sút lẫn thủ môn. Luôn có những áp lực cực kỳ lớn đối với người sút dường như việc đá Penalty quá dễ nên áp lực tâm lý trong mỗi giải đấu là cực kỳ lớn. Cho dù khung thành có to hơn nhưng những cú sút của các cầu thủ sẽ phải chịu đựng tâm lý nhiều.
Điều này ảnh hưởng cực lớn tới sự chính xác của những quả Penalty trên sân 7. Các cầu thủ sẽ phải luôn thật bản lĩnh cũng như có kỹ thuật sút tốt nhằm đánh bại các thủ môn của sân 7.
Với việc có quy mô tổ chức cực kỳ chuyên nghiệp các giải phủi hiện nay có không ít khán giả theo dõi vào cổ vũ. Những tiếng hò reo trên khán đài luôn là những áp lực vô hình đè nặng lên vai cầu thủ mang trọng trách thực hiện quả Penalty. Có thể nói sân 11 và sân 7 mỗi quả Penalty có những áp lực ngang nhau.
Lời kết
Bài viết trên đây của trang tructiepbongda xoilac đã mang tới những thông tin cho người đọc về giải phủi của bóng đá Việt Nam cũng như mục đích chính là giúp khán giả hiểu hơn về luật đá Penalty sân 7. Mong rằng những thông tin mà trang tructiepbongda xoilac đưa ra sẽ khiến khán giả có những trải nghiệm thật sự tốt hơn trong những dịp thưởng thức bóng đá tới đây.